Hotline: 0369.999.555 (8h - 12h, 13h30 - 19h)
Thông báo của tôi

Hướng Dẫn

Hướng Dẫn Sử Dụng Đồng Hồ

1.CHỈNH NGÀY VÀO NHỮNG THÁNG THIẾU (tháng 28, 29 hoặc 30 ngày)
Vào những tháng không đủ 31 ngày, đồng hồ của bạn vẫn nhảy đủ 31 ngày và gây ra hiện tượng sai lịch ngày. Ví dụ hết ngày 30-4 thì hôm sau sẽ là ngày 1-5, đồng hồ của bạn vẫn hiển thị lịch là ngày 31. Cách xử lý như sau.
-  Vào giờ hành chính buổi sáng (thời điểm an toàn) của ngày đầu tháng sau (như ví dụ trên là sáng ngày 1-5). Bạn nhẹ nhàng rút núm chỉnh ra 1 nấc (nấc chỉnh lịch), lúc này kim giây nếu có sẽ vẫn chạy.
-  Vặn núm chỉnh sao cho lịch nhảy đến đúng ngày hiện tại, chỉnh xong bạn nhớ đóng khít núm chỉnh lại.
-  Nếu sáng ngày 1 đầu tháng đó bạn quên chỉnh, chiều mới nhớ ra đang sai lịch thì hãy chờ đến sáng hôm sau để chỉnh lịch. Hoặc bạn vặn kim đồng hồ tiến lên 24 tiếng (2 vòng kim giờ) để lịch nhảy mà vẫn đúng giờ, đúng sáng chiều.

2.Nên tháo đồng hồ cơ khi lên dây cót hoặc chỉnh giờ

Nếu vừa đeo đồng hồ, vừa kéo núm sẽ rất dễ làm cho núm bị cong vênh do góc tiếp xúc của tay với đồng hồ lúc đó là rất hẹp. Núm kết nối với các bộ phận trong máy nên nếu chúng bị lệch, các bộ phận khác sẽ bị ảnh hưởng theo.

3.Dừng tay nếu cót đầy

Thường chỉ đồng hồ cơ chỉ cần vặn 10-15 vòng là cót đầy. Khi cót đầy, núm đồng hồ sẽ khá chặt, khó xoay, bạn nên dừng lại. Nếu bạn quá tay, dây cót bị căng sẽ gây đứt cót, hỏng bộ trữ cót và dừng máy.

 4.Không kéo núm khi đồng hồ còn ướt/ đang tiếp xúc với nước

Nếu dùng núm đồng hồ dưới nước (trừ dòng đồng hồ lặn), nước sẽ xâm nhập vào trong máy qua khe hở ở núm đồng hồ. Hơn thế nữa, mỗi lần chỉnh giờ xong, bạn cần đóng chặt núm đồng hồ để tránh nước, độ ẩm và bụi bẩn xâm nhập.

 

5.Đặt đồng hồ tránh xa những môi trường có từ trường lớn

Trong thực tế, những nơi có từ trường lớn rất gần gũi với chúng ta. Chúng là máy tính cá nhân, tivi, máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng,… Những thiết bị này có cơ hội làm nguy hại đến đồng hồ bất cứ khi nào bạn sơ ý đặt đồng hồ gần chúng.

6.Vệ sinh, bảo dưỡng đồng hồ đúng cách

-Luôn rửa đồng hồ bằng nước sạch ngay sau khi tiếp xúc với nước biển để tránh muối đọng lại trên đồng hồ, gây ăn mòn kim loại.

-Nếu dây kim loại có bụi bẩn bám vào, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng mềm, chà dung dịch nước ấm khoảng 60 độ C pha chút kem đánh răng/ nước rửa chén loại ít chất tẩy lên dây. Màu kim loại sẽ sáng bóng trở lại.

-Nếu dây da bị ngấm nước, tuyệt đối không được sấy khô bằng máy sấy. Hãy đưa dây da tránh xa nơi ẩm thấp, để dây khô tự nhiên theo nhiệt độ phòng, hoặc đặt cùng với gói hút ẩm.

-Lau dầu, bảo dưỡng định kì theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Thông thường, khoảng 2-3 năm bạn nên đưa đồng hồ đến bảo dưỡng, kiểm tra lại độ chống nước một lần.

-Trên đây là những lưu ý khi sử dụng đồng hồ cơ trong cuộc sống hàng ngày. Chiếc đồng hồ có bền đẹp và hoạt động dài lâu hay không phụ thuộc phần lớn vào người dùng. Hy xọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng đồng hồ.

đồng hồ quách gia

trân trọng